Sài Gòn và thú chơi du thuyền
Không chỉ giới đại gia, giờ đây việc bỏ ra vài trăm triệu cho đến hàng chục tỉ đồng để tậu một chiếc canô hay du thuyền không còn là chuyện hiếm. Ở TP.HCM, thú giải trí trên sông nước bằng những“đồ chơi” đắt tiền đang được người dân ưa thích...
Chiếc du thuyền vừa nhập về được anh Huy (nhà Q.7) mua với giá 2,5 tỉ đồng - Ảnh: H.K. |
Chủ nhật hằng tuần, nếu không quá bận, anh Thành (nhà Q.2) đưa vợ con du ngoạn sông nước Sài Gòn. Chiếc canô anh mua cách đây ba tháng là phương tiện giải trí yêu thích của cả gia đình. Chi phí cho một chuyến đi chơi khá cao (tiền bến bãi, xăng, ăn uống...), từ 3-5 triệu đồng, nhưng đổi lại cả gia đình có một ngày trải nghiệm thú vị mà không phải ai cũng có được.
Thú chơi sông nước
Bến tàu dưới chân cầu Thủ Thiêm (Q.Bình Thạnh) cuối tuần nhộn nhịp hơn ngày thường. Anh Sang đang nạp xăng cho chiếc canô chuẩn bị cho chuyến du lịch trên sông Sài Gòn. Mỗi khi rảnh rỗi, anh Sang đưa gia đình xuống canô vù ra sông tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát.
Tuyến du lịch ưa thích của gia đình anh là Nhà Bè, bán đảo Thanh Đa - Bình Quới... Hứng lên, anh “đua” một mạch ra cửa biển rồi quay về. Có hôm do áp lực công việc, anh “ôm” canô chạy một lèo xuống Nhà Bè. Anh Sang cho biết có mệt mỏi mấy, chỉ cần dạo vài vòng sông nước là cảm thấy sảng khoái, bao nhiêu ưu phiền “bay” mất.
Tại bến tàu gần cầu Phú Mỹ (Q.7), vợ chồng chị Vân (nhà Q.3) đang chờ hạ thủy chiếc canô bảy chỗ “đập thùng” (hàng mới) nhập từ Mỹ về.
Chị Vân cho biết vợ chồng chị làm nghề kinh doanh hàng may mặc, ngày cuối tuần không biết đưa con đi đâu, quanh quẩn mấy điểm du lịch riết cũng nhàm. Một lần được người bạn mời dạo một vòng trên sông Sài Gòn bằng canô, chị mê mẩn ngay. Về nhà, chị “dụ khị” ông xã tậu một chiếc làm phương tiện giải trí cho gia đình.
Canô nước (jetski) cũng đang là thú chơi thịnh hành của giới trẻ Sài Gòn. Hào, 25 tuổi, nhà Q.3, cho biết ở trên bờ có hội môtô phân khối lớn thì dưới sông có jetski. Hội jetski hiện có hơn 200 thành viên thường trực và không ngừng kết nạp thêm hội viên mới. Người này chơi thì “lôi kéo” người khác tham gia cho “cùng hội cùng thuyền”. Cuối tuần hội jetski kéo cả đoàn ra tận Vũng Tàu du hí cả ngày.
Người chưa sắm được “đồ chơi” cũng có thể thỏa mãn thú vui sông nước bằng cách thuê của các công ty du lịch, tư nhân. Có rất nhiều điểm cho thuê canô nằm ven sông Sài Gòn. Tùy nhu cầu, khách có thể thuê theo giờ, ngày hoặc theo chuyến.
Anh Toàn, chủ một điểm cho thuê canô dưới chân cầu Thủ Thiêm, cho biết giá thuê canô loại bảy chỗ là 4 triệu đồng/giờ. Theo anh Toàn, ngày nào cũng có khách thuê canô đi chơi. Chỉ cần gọi điện đặt trước là có người đến tận nhà lấy tiền cọc (500.000 đồng) và đưa ảnh canô để khách lựa chọn.
Một số nơi không cho thuê canô mà bán vé theo chuyến. Tại bến tàu ở Tân Cảng (dưới chân cầu Sài Gòn) mỗi ngày có ba chuyến, khởi hành vào lúc 8g, 12g và 17g đi dọc sông Sài Gòn. Giá vé là 1,3 triệu đồng/người/hai giờ. Khách muốn mua tour đi xa như làng du lịch Bình Nhâm (Bình Dương), Bình Mỹ (Củ Chi), Bò Cạp Vàng, Long Sơn (Đồng Nai), Vàm Sát (Cần Giờ)... có giá ưu đãi kèm theo những dịch vụ miễn phí hấp dẫn. Các loại hình giải trí khác như tàu thủy, tàu nhà hàng nổi cũng tham gia thị trường du lịch đường sông với các tour ngắn có giá vé mềm hơn.
Sài Gòn và thú chơi du thuyền
Không chỉ giới đại gia, giờ đây việc bỏ ra vài trăm triệu cho đến hàng chục tỉ đồng để tậu một chiếc canô hay du thuyền không còn là chuyện hiếm. Ở TP.HCM, thú giải trí trên sông nước bằng những“đồ chơi” đắt tiền đang được người dân ưa thích...
Chiếc du thuyền vừa nhập về được anh Huy (nhà Q.7) mua với giá 2,5 tỉ đồng - Ảnh: H.K. |
Chủ nhật hằng tuần, nếu không quá bận, anh Thành (nhà Q.2) đưa vợ con du ngoạn sông nước Sài Gòn. Chiếc canô anh mua cách đây ba tháng là phương tiện giải trí yêu thích của cả gia đình. Chi phí cho một chuyến đi chơi khá cao (tiền bến bãi, xăng, ăn uống...), từ 3-5 triệu đồng, nhưng đổi lại cả gia đình có một ngày trải nghiệm thú vị mà không phải ai cũng có được.
Thú chơi sông nước
Bến tàu dưới chân cầu Thủ Thiêm (Q.Bình Thạnh) cuối tuần nhộn nhịp hơn ngày thường. Anh Sang đang nạp xăng cho chiếc canô chuẩn bị cho chuyến du lịch trên sông Sài Gòn. Mỗi khi rảnh rỗi, anh Sang đưa gia đình xuống canô vù ra sông tận hưởng không khí trong lành, thoáng mát.
Tuyến du lịch ưa thích của gia đình anh là Nhà Bè, bán đảo Thanh Đa - Bình Quới... Hứng lên, anh “đua” một mạch ra cửa biển rồi quay về. Có hôm do áp lực công việc, anh “ôm” canô chạy một lèo xuống Nhà Bè. Anh Sang cho biết có mệt mỏi mấy, chỉ cần dạo vài vòng sông nước là cảm thấy sảng khoái, bao nhiêu ưu phiền “bay” mất.
Tại bến tàu gần cầu Phú Mỹ (Q.7), vợ chồng chị Vân (nhà Q.3) đang chờ hạ thủy chiếc canô bảy chỗ “đập thùng” (hàng mới) nhập từ Mỹ về.
Chị Vân cho biết vợ chồng chị làm nghề kinh doanh hàng may mặc, ngày cuối tuần không biết đưa con đi đâu, quanh quẩn mấy điểm du lịch riết cũng nhàm. Một lần được người bạn mời dạo một vòng trên sông Sài Gòn bằng canô, chị mê mẩn ngay. Về nhà, chị “dụ khị” ông xã tậu một chiếc làm phương tiện giải trí cho gia đình.
Canô nước (jetski) cũng đang là thú chơi thịnh hành của giới trẻ Sài Gòn. Hào, 25 tuổi, nhà Q.3, cho biết ở trên bờ có hội môtô phân khối lớn thì dưới sông có jetski. Hội jetski hiện có hơn 200 thành viên thường trực và không ngừng kết nạp thêm hội viên mới. Người này chơi thì “lôi kéo” người khác tham gia cho “cùng hội cùng thuyền”. Cuối tuần hội jetski kéo cả đoàn ra tận Vũng Tàu du hí cả ngày.
Người chưa sắm được “đồ chơi” cũng có thể thỏa mãn thú vui sông nước bằng cách thuê của các công ty du lịch, tư nhân. Có rất nhiều điểm cho thuê canô nằm ven sông Sài Gòn. Tùy nhu cầu, khách có thể thuê theo giờ, ngày hoặc theo chuyến.
Anh Toàn, chủ một điểm cho thuê canô dưới chân cầu Thủ Thiêm, cho biết giá thuê canô loại bảy chỗ là 4 triệu đồng/giờ. Theo anh Toàn, ngày nào cũng có khách thuê canô đi chơi. Chỉ cần gọi điện đặt trước là có người đến tận nhà lấy tiền cọc (500.000 đồng) và đưa ảnh canô để khách lựa chọn.
Một số nơi không cho thuê canô mà bán vé theo chuyến. Tại bến tàu ở Tân Cảng (dưới chân cầu Sài Gòn) mỗi ngày có ba chuyến, khởi hành vào lúc 8g, 12g và 17g đi dọc sông Sài Gòn. Giá vé là 1,3 triệu đồng/người/hai giờ. Khách muốn mua tour đi xa như làng du lịch Bình Nhâm (Bình Dương), Bình Mỹ (Củ Chi), Bò Cạp Vàng, Long Sơn (Đồng Nai), Vàm Sát (Cần Giờ)... có giá ưu đãi kèm theo những dịch vụ miễn phí hấp dẫn. Các loại hình giải trí khác như tàu thủy, tàu nhà hàng nổi cũng tham gia thị trường du lịch đường sông với các tour ngắn có giá vé mềm hơn.
Chiếc du thuyền của một đại gia Sài Gòn trị giá 2 triệu USD - Ảnh: H.K. |
Đẳng cấp du thuyền
Tuy chưa “đông vui” như canô, jetski nhưng thú chơi du thuyền đang thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là giới đại gia. Nhiều người sẵn sàng bỏ ra vài tỉ đồng cho đến hàng triệu USD sắm du thuyền sang trọng để thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn và vui chơi trên sông nước.
Một trong những chiếc du thuyền sang trọng có mặt ở Sài Gòn là chiếc Azimut 70 của một đại gia trị giá 4 triệu USD. Chiếc này được trang bị nội thất hiện đại như một khách sạn năm sao. Nhiều đại gia khác cũng sở hữu những chiếc du thuyền của Mỹ, Ý có giá từ vài tỉ đến hàng chục tỉ đồng.
Ông Hải, 40 tuổi (nhà Q.7), khoe mới tậu chiếc du thuyền “đẹp long lanh” giá 3 tỉ đồng. Trong bộ sưu tập “đồ chơi” sông nước của ông còn có một chiếc canô cao tốc và một chiếc jetski mới “đập thùng”. Ông Hải nói thời buổi bây giờ chơi siêu xe “quê rồi”, chơi du thuyền mới “đỉnh”. Vả lại đi siêu xe người ta hay săm soi, dòm ngó, còn chơi du thuyền chẳng ai để ý.
Tại bến tàu ở Q.7, anh Trung cùng gia đình người bạn chuẩn bị chuyến ra Côn Đảo bằng du thuyền để mọi người “sạc” lại năng lượng sau thời gian làm việc, học tập căng thẳng. Trong khi đó, gia đình chị Loan cũng vừa kết thúc chuyến dạo mát trên sông bằng chiếc du thuyền có giá hơn 2 tỉ đồng. Vừa bước xuống du thuyền, chị Loan cười vui vẻ: “Trời nóng nực như thế này mà xuống sông dạo chơi thật thoải mái”.
Các công ty, đơn vị kinh tế cũng đua nhau sắm du thuyền làm phương tiện đón tiếp khách, đối tác làm ăn cho thêm phần long trọng. Ngân hàng S hiện đang sở hữu chiếc Meridian 408 trị giá 1 triệu USD. Chơi trội hơn, ông T., giám đốc một công ty có tên tuổi ở TP.HCM, mua cùng lúc hai chiếc du thuyền sang trọng dùng vào việc mời bạn bè, đối tác đi du ngoạn, vui chơi, đàn hát. Công ty Y cũng góp mặt vào danh sách các đại gia chơi du thuyền với chiếc Princess 58 trị giá 2 triệu USD.
Nắm bắt nhu cầu giải trí của khách hàng phân khúc trung và cao cấp, các công ty du lịch đầu tư mua du thuyền để cho thuê. Mới đây, một đại gia ngành du lịch ở Nha Trang đặt mua 10 chiếc du thuyền loại xịn để phục vụ khách. Công ty du lịch của vợ chồng nữ diễn viên Diễm My sở hữu chiếc Sunseeker có giá 2 triệu USD. Chị Diễm My cho biết hiện chiếc Sunseeker đang kinh doanh ở Nha Trang.
Thị trường canô, du thuyền đang phát triển mạnh mẽ phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cao cấp của người dân. Tuy nhiên, hiện ở TP.HCM chưa có những bến bãi quy mô, hiện đại. Những bến tàu dọc sông Sài Gòn là bến tự phát, chỉ neo đậu các loại du thuyền vừa và nhỏ. Trong khi đó, ở TP.HCM có một nhóm khách hàng đủ khả năng tài chính để mua một chiếc du thuyền loại lớn, nhưng do chưa có bến bãi đủ chuẩn nên họ đành gác lại. |
Thị trường sôi động
Ngày chủ nhật, ông Tiến (Q.Phú Nhuận) dạo một vòng các điểm bán canô tìm mua một chiếc cho gia đình giải trí. Ghé vào một công ty ở Q.2, ông Tiến quyết định mua chiếc Sea Ray của Mỹ đã qua sử dụng với giá 440 triệu đồng. Trong khi đó, vợ chồng chị Yến (Q.1) chọn chiếc canô “đập thùng” có giá 1,5 tỉ đồng.
Ở một điểm bán canô khác, đôi bạn trẻ Tân - Hải (Q.5) sau một hồi săm soi coi hàng, cuối cùng chọn mua một cặp jetski giá 340 triệu đồng/chiếc. Anh Tân cho biết trước đây anh là hội viên hội môtô Q.2. Nghe bạn bè rủ rê, anh chuyển sang chơi jetski để tìm thú vui mới, trải nghiệm mới.
Hỏi đã có bằng lái chưa, ông chủ tiệm chen ngang: “Chạy canô dễ hơn xe máy, chỉ cần học chừng một tháng là thi lấy bằng”(?). Ông tiết lộ thêm, nhiều người chưa có bằng lái nhưng vẫn mua canô, du thuyền chạy như thường.
Tại một công ty trên đường Nguyễn Văn Quỳ (Q.7), anh Huy (38 tuổi) đang hoàn tất thủ tục sang tên chiếc du thuyền mới mua với giá 100.000 USD. Theo giới thiệu của anh Huy, “con” này có đầy đủ tiện nghi, gồm hai phòng khách, hai phòng ngủ, bếp, tủ lạnh, phòng tắm... Anh Huy cho biết chuyến du ngoạn đầu tiên của anh và bạn bè sẽ là chuyến đi dài ngày ra Côn Đảo.
Anh Ân, giám đốc một công ty dịch vụ tàu thuyền, cho biết người Sài Gòn chơi canô, du thuyền ngày càng nhiều. Có thời điểm hàng nhập về không đủ bán, khách hàng phải đặt trước. Anh Ân kể mới sáng nay có một ông khách ở Tân Bình ghé mua một chiếc canô và một chiếc jetski “đập thùng” mà không cần trả giá. Cách đây vài hôm, một đại gia ở Q.2 đặt mua chiếc du thuyền giá 105.000 USD. Hỏi mua du thuyền, canô về để đâu, anh Ân chia sẻ: “Dọc sông Sài Gòn có rất nhiều bến bãi. Mỗi tháng bỏ ra 3-5 triệu đồng là có người trông coi, chăm sóc từ A-Z”.
Lên canô du ngoạn sông Sài Gòn - Ảnh: H.K. |
Lái canô cao tốc phải có bằng cấp Hiện nay trên địa bàn TP.HCM có nhiều người sử dụng canô có công suất từ 80 đến 120 mã lực. Theo Luật giao thông đường thủy nội địa, những người điều khiển phương tiện thủy buộc phải có bằng cấp chuyên môn. Ai không có bằng cấp mà điều khiển canô là vi phạm luật và các đơn vị chức năng như CSGT đường thủy và TTGT đường thủy sẽ kiểm tra xử phạt. Sở Giao thông vận tải các tỉnh và TP được giao đào tạo và cấp bằng thuyền trưởng hạng ba cho người điều khiển phương tiện thủy có công suất từ 150 mã lực trở xuống. Ai có nhu cầu lái canô cao tốc tại TP.HCM có thể đến các trường CĐ Giao thông vận tải 3 (Q.6), CĐ Nghề giao thông vận tải trung ương 3 (Q.Tân Phú) và CĐ Giao thông vận tải TP.HCM (Q.3) để đăng ký học và thi lấy bằng. Để được lái canô cao tốc, người có bằng thuyền trưởng hạng ba còn phải học thêm để lấy chứng chỉ lái canô cao tốc. Với những người sử dụng canô cao tốc có công suất 50 mã lực trở lên cần học bằng thuyền trưởng hạng nhì hoặc hạng nhất tại các trường trên và do Cục Đường thủy nội địa VN cấp bằng. Hiện nay trên tuyến đường thủy nội địa TP.HCM có rất nhiều phương tiện lưu thông. Để hạn chế thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông, những người trên canô đều phải mặc áo phao, người điều khiển canô cần tập trung quan sát để tránh đâm va vào các phương tiện lưu thông trên tuyến đường thủy nội địa hoặc các công trình trên sông như trụ cầu, cầu cảng... Ông Hoàng Văn Hùng (chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa phía Nam) Ngọc Ẩn ghi |